Tổ chức Tuần lễ nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ nguyên số; tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ, xây dựng, cung ứng các kênh và công cụ học tập suốt đời đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đặc biệt là yêu cầu xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số, góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.

    Thực hiện Văn bản số 4990/UBND-VX ngày 15/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Kế hoạch số 1984/KH-SGDĐT ngày 20/9/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023; Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 20/9/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn về tổ chức các hoạt động khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023. Sáng ngày 04 tháng 10 năm 2023 trường TH&THCS Sơn Lễ đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã Sơn Lễ tổ chức thành công lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời (từ ngày 02/10/2023 đến 08/10/2023) với chủ đề  “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”.

Thầy Võ Quốc Bảo Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường Khai mạc

Học tập là công việc gắn bó với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, ý nghĩa, cách thức của việc học tập ở mỗi thời đại, mỗi xã hội cũng có những chỗ khác nhau. Đã xa rồi lối suy nghĩ học tập chỉ dành cho người trẻ tuổi, chỉ cần học lấy bằng cấp, học một cách thụ động… Ngày hôm nay chúng ta tổ chức buổi lễ này là để cùng nhắc nhở nhau tiếp tục gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học có phương pháp, học tập cho mọi đối tượng.

Hiếu học, ngày xưa được xem như một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Việc học ngày nay không chỉ thể hiện truyền thống hiếu học tốt đẹp đó mà còn được xem như một trong những nhu cầu cơ bản tất yếu của đời sống, là cơ sở quan trọng để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất năng lực bản thân, sống hạnh phúc hơn và thăng tiến hơn.

Học tập không phải là việc ngày một, ngày hai mà là việc suốt đời, không chỉ là việc của một hay hai người mà là của tất cả mọi người, không chỉ học ở trường học mà là học ở tất cả mọi nơi.

Chúng ta khi mới lên, học đọc, học viết, học tính toán… là nhờ thầy, cô giáo hướng dẫn là chính. Nhưng khi học các kiến thức cao hơn, rộng hơn, chuyên ngành hơn, lúc ấy ta phải tự đọc thêm sách, tra cứu nhiều nguồn kiến thức khác nhau, nên sách là thầy, là người hướng dẫn ta đến tri thức của nhân loại. Khi ta đọc truyện cười ta thấy vui, đọc những câu chuyện “Hạt giống tâm hồn” ta thấy xúc động, đọc đến các mảnh đời bất hạnh ta thấy xót xa… Khi ấy sách là bạn cùng ta chia sẻ các cảm xúc của cuộc sống. Ta đọc một cuốn sách hay và muốn đem chia sẻ với mọi người. Khi ta mua được cuốn sách quý và muốn lưu lại cho con cháu, lúc ấy sách là tài sản. Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh, sách là người bạn không thể thiếu của con người. Nó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó bạn thấy, hiểu và bắt gặp nhiều điều bổ ích

Đối với các bạn nhỏ, Đến với những trang mạng lành mạnh, các em sẽ nghe và thấy thế giới xung quanh chúng ta vô cùng phong phú, đa dạng. Các em sẽ học được những bài học bổ ích về cách giao tiếp ứng xử, mối quan hệ bạn bè lành mạnh, tình thầy trò thân thiện, mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Hơn nữa đọc sách trên mạng các em sẽ biết thêm nhiều kiến thức bổ ích mà bản thân ta chưa có cơ hội để tiếp xúc. Các em sẽ được nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, rèn luyện thêm về trí tuệ của bản thân để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay.

Hơn nữa, việc đọc sách có tác dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy con người. Cho dù là đọc sách in (sách giấy) hay sách điện tử, thì mỗi người đều phải biết chọn lọc để tiếp thu, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhìn từ khía cạnh tích cực, văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đồng thời, góp phần định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống. Học tập suốt đời là một vấn đề mang ý nghĩa. Bởi học tập được xem đó là nền tảng cho mọi sự thành công trong cuộc sống. Và đặc biệt trong hôm nay đất nước ta đang trên đà Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vậy nên bản thân mỗi chúng ta cần “học, học nữa, học mãi”.

Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời thư viện trường TH&THCS Sơn Lễ xin trân trọng giới thiệu với quý đọc giả cuốn sách “ĐỌC SÁCH VÀ CON ĐƯỜNG GIAN NAN VẠN DẶM”Do bạn Trần Thảo Ly : Lớp 8 trình bày. Sau đây là bài giới thiệu sách:

Em Trần Thảo Ly Lớp 8 giới thiệu sách

Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Sách là món ăn tinh thần, đem lại sự thư giãn, thoải mái, truyền cảm hứng cho người đọc. Đọc sách không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy giáo dục mà còn rèn luyện nhân cách con người. 

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng internet, văn hóa nghe nhìn đang dần lấn át văn hóa đọc. Tuy nhiên việc đọc sách thường xuyên mang lại một số lợi ích chúng ta nên chú ý và lưu giữ thói quen này.
Hòa trong không khí cả nước hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời năm 2023”, từ ngày 02/10 đến ngày 08/10/2023.

Hôm nay em xin trân trọng giới thiệu tới thầy cô giáo và các bạn học sinh một cuốn sách  “ĐỌC SÁCH VÀ CON ĐƯỜNG GIAN NAN VẠN DẶM”

Cuốn sách gần 400 trang chia sẽ suy nghĩ của tác giả Nguyễn Quốc Vương về việc đọc sách, trải nghiệm và lẽ sống của tuổi trẻ cũng như hoạt động giáo dục. cuốn sách được chia làm 3 phần:

Phần một: Đọc sách, trải nghiệm và lẽ sống của tuổi trẻ

Phần hai: Giáo dục trường học và “cải cách từ dưới lên”

Phần ba: Kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ở Nhật Bản

          Cuốn sách gồm nhiều bài viết là những bài phát biểu tại các buổi nói chuyện về sách, giáo dục hay những phỏng vấn báo chí, thể hiện sự dấn thân và tâm huyết của tác giả đối với sự phát triển văn hóa đọc cũng như thay đổi nhận thức, tư duy giáo dục.

          Trong cuốn sách này tác giả cũng công bố bản dịch hoàn chỉnh các văn bản luật, quy định của Nhật Bản liên quan tới tổ chức thư viện, khuyến đọc và phục hưng văn hóa đọc. Cùng với hai bài khảo sát thực trạng đọc sách tại Nhật Bản, hệ thống văn bản này cung cấp một tham chiếu độc đáo đối với Việt Nam hiện nay trong nỗ lực cải thiện và nâng cao dân trí nói chung thông qua khuyến đọc. Vì vậy, bên cạnh việc truyền cảm hứng đọc sách, cuốn sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Quốc Vương đã có 8 năm học tập, nghiên cứu về Giáo dục lịch sử tại Nhật Bản. Dành phần lớn thời gian cho công việc viết sách và dịch thuật, đến nay anh đã có hàng chục cuốn sách viết về nhiều lĩnh vực như lịch sử học, văn hóa đọc, giáo dục trường học và là một diễn giả hoạt động sôi nổi ở lĩnh vực khuyến đọc tại Việt Nam. 

Sau đây là một số hình ảnh hoạt động:

http://th-thcssonle.huongson.edu.vn/


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 189.743
    Online: 19